Quy trình sử dụng sản phẩm phân bón ĐẠI HÙNG chuyên dùng cho cây Mai Vàng
Cây hoa mai là loại hoa rất được yêu thích tại Việt Nam. Đặc biệt, mùa hoa mai vàng nở là báo hiệu mùa xuân đã đến và là dịp Tết Cổ Truyền Việt Nam diễn ra. Người Miền Nam rất ưa thích hoa mai vì có màu vàng rực rỡ tượng trưng cho một năm sung túc, mai mắn hanh thông, đoàn viên và hạnh phúc cho gia chủ. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về trên khắp các đường quê, đâu đâu cũng thấy sắc vàng rực rỡ của những cành mai tươi thắm khoe sắc. Nhà nhà, người người đều yêu thích mai vàng, nếu như ngày Tết nhà nào có mai vàng nở rực trước nhà thì coi như năm đó gia chủ cảm thấy rất vui mừng vì họ tin rằng chắc chắn sẽ có một năm đầy đủ, ấm no, thịnh vượng, bình an và sung túc.
Hiện nay, do nhu cầu chiêm ngưỡng và muốn được sở hữu mai vàng vào dịp Tết, nên thúc đẩy việc trồng, lai tạo và kinh doanh mai vàng đang phát triển mạnh mẽ. Mỗi năm bắt đầu khoảng rằm tháng chạp là các nghệ nhân, nhà vườn bắt đầu tấp nập chuyển mai vàng lên các thành phố lớn để trưng bày, đấu xảo và bán luôn nếu được giá, có khi mang đến cho chủ mai hàng chục, hàng trăm triệu có khi là hàng tỷ đồng. Để hiểu rõ hơn về cây mai vàng, tôi xin gởi đến quý bà con, đọc giả thông tin tổng quan về cây mai vàng như nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc và tạo cho hoa mai nở đúng dịp Tết như sau:
Phần 1: Nguồn gốc, xuất xứ
Cây mai là loại cây hoang dại, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc cách đây hơn 3.000 năm từ thời Nhà Thương (1766 – 1122 TCN). Cây mai là cây đa niên, thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima còn được gọi là cây hoàng mai.
Trên thế giới có trên 20 loại mai khác nhau. Ở Việt Nam có các loại được trồng phổ biến gồm Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai, mai Tứ quý, Nhất chi mai, Song mai, Hồng mai, Mai chiếu thủy,… Tuy nhiên, loại mai được ưa chuộng phổ biến tại Việt Nam là cây mai vàng.
Xem thêm Hướng dẫn chăm sóc, tuốt lá mai vàng ở miền bắc phát triển tốt ra hoa đúng tết
Phần 2: Đặc điểm hình thái, mô tả tổng quan về cây mai vàng:
Cây mai có khả năng sống đến vài trăm tuổi, cây mai vàng thường rụng lá vào cuối mùa Đông (tháng 1-2 dương lịch) và nở vào đúng tháng giêng âm lịch trùng vào thời điểm Tết Nguyên Đán của Việt Nam.
Trái của mai vàng được hình thành sau khi hoa mai rụng cánh, bầu noãn phình to tạo thành hạt, hạt non có màu xanh, khi chín có màu đen bóng. Mai có thể trồng được bằng hạt này hoặc ngày nay có kỹ thuật ghép cành cho cây mai phát triển nhanh hơn.
Hoa mai vàng có nhiều loại từ 4-5 cánh đến rất nhiều cánh (mai cúc), đều có màu vàng rực rỡ, hoa mai là loại hoa lưỡng tính và nở theo chùm khoảng 3- 4 ngày hoa sẽ tàn.
Cây mai có lá đơn, mọc so le trên cành, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn có màu xanh, mặt dưới lá có gân và màu hơi ánh vàng.
Mai vàng là cây thân gỗ, da gốc xù xì, cây cao to, cây trưởng thành có thể cao đến 30m, tán lá thưa và rộng.
Rễ mai vàng là rễ cọc ăn sâu vào đất có thể đến 3m, giúp cây đứng vững chống gió bão gây đỗ ngã.
Phần 3: Trồng và chăm sóc Cây mai vàng có khả năng chịu được nhiệt độ và ẩm độ cao, thích hợp với khí hậu nhiệt đới như vùng Nam bộ nước ta.
Cây mai vàng có tuổi thọ rất cao, có sức sống dẻo dai, sẽ cho nhiều hoa và sắc vàng rực rỡ nếu được chăm sóc cẩn thận.
Xem thêm kỹ thuật ghép mai vàng tỷ lệ thành công 100%
a) Chọn giống:
Tùy theo sở thích mà bà con có thể chọn loại mai vàng mình yêu thích để gieo trồng, thường thì Miền Nam ưa chuộng mai vàng 5- 12 cánh (cánh to), còn một số mai nhiều hơn từ 30- 150 cánh (mai cúc cánh nhỏ) gần đây cũng được yêu thích và nhân giống trồng kiểu bonsai trưng bày nhìn rất đẹp mắt.
Hoa mai nở sau Tết Nguyên Đán bắt đầu cho ra những trái (hột) chín màu đen, bà con chọn những hột màu đen đậm, no tròn và to bự để tiến hành gieo hạt, ươm giống.

b) Chuẩn bị đất gieo hạt:
Đất được băm nhuyễn trộn với giá thể (sơ dừa, tro, trấu, phân hữu cơ, rơm rạ mục,…) theo tỷ lệ Đất: Giá thể là 5:5 hoặc 6:4 là hợp lý.